16 đồ ăn dễ gây chết người nhất mà bạn đang ăn hàng ngày (Phần 2)
Thịt nguội (deli meat)
Đừng sử dụng nó không đúng cách. Natri nitrit phục vụ cho một mục đích tốt. Nó được bổ sung vào thịt nguội để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn như clostridium botulinum – loại vi khuẩn được biết đến là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Nó còn có tác dụng duy trì màu sắc của thịt trong các loại thịt ướp muối và các sản phẩm thịt gia cầm. Thật đáng tiếc là việc nấu những loại thịt nguội này khiến cho nitrit liên kết với các amin và tạo ra một hợp chất gây ung thư có tên là N-nitroso. Những hợp chất có hại này có thể gây ra các bệnh ung thư về đường tiêu hóa và não bộ.
Người ta tiến hành theo dõi hàm lượng hấp thụ thịt chế biến sẵn của 190.000 người trong độ tuổi 45 và 75 trong vòng 7 năm. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu ung thư của Hawaii (The Cancer Research Center of Hawaii) và trường Đại học Nam California (The University of Southern California) và được công bố trên tạp chí The National Cancer Instistute vào cuối năm 2005. Người ta đã phát hiện ra rằng những người ăn thịt chế biến sẵn nhiều nhất) có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn 68% so với những người ăn chúng ở mức độ tối thiểu. Ở Thụy Điển, nghiên cứu chỉ ra rằng những người Thụy Điển ăn trung bình 3 oz (khoảng 84,9 gam) thịt mỗi ngày có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn 15% so với những người chỉ ăn 2 oz (khoảng 56,6 gam) hoặc ít hơn mỗi ngày.
Kem
Bất cứ thứ gì tốt đều không có hại cho cơ thể, phải không? Thật đáng buồn là món ăn nhẹ thú vị này lại khiến bạn lo lắng về sức khỏe của mình, đặc biệt là nếu bạn ăn chúng mỗi ngày.
Kem có hàm lượng chất béo cao. Nó cần phải chứa nhiều hơn 10% cú chất béo từ sữa. Theo một báo cáo từ Trường đại học Guelph, một số loại có thể lên tới 16%. Chất béo từ sữa chủ yếu là các chất béo no, cụ thể là cholesterol. Ăn nhiều kem hơn lượng nên ăn trong một ngày – khoảng 1 cốc đối với phụ nữ và 1.5 cốc đối với nam giới – sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol trong máu cao. Điều này sẽ dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, sau đó lam gián đoạn sự lưu thông máu và làm tăng khả năng bị bệnh tim cũng như đột quỵ.
Kem cũng chứa nhiều đường. Nó có thể chứa bất kì hoặc một sự kết hợp của các chất làm ngọt như Aspartame, Dextrose, Glucose, Maltose, Saccharine và Sucrol. Cả Aspartame và Saccharine đều là các chất làm ngọt nhân tạo được phát hiện là có thể gây ra ung thư. Ngay cả khi không có các chất làm ngọt nhân tạo thì phần còn lại của những loại đường này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe bao gồm tăng cân, béo phì, bệnh tiểu đường và hàm lượng triglycerid (chất béo trung tính) cao hơn. Chất béo trung tính trong máu là một loại chất béo có hại cho sức khỏe.
Món ăn nhẹ lạnh giá này cũng không kém phần tội lỗi vì chứa quá nhiều calo. Một cốc có thể chứa tới 267 calo, khoảng 13% lượng calo được khuyến cáo hấp thụ mỗi ngày đối với phụ nữ và 11% lượng calo nên hấp thụ mỗi ngày ở nam giới. Một nửa lít kem gồm khoảng 2 cốc, chứa lượng calo gấp đôi.
Pho mát
Thật bất ngờ phải không? Pho mát không được coi là có hại cho bạn. Nó chứa nhiều canxi làm chắc xương. Nó là một nguồn tuyệt vời của protein và một vài chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B12, photpho, riboflavin và kẽm. Pho mát có chứa axit linoleic liên hợp (CLA), một loại chất béo được cho là hỗ trợ giảm cân và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và bệnh tim. Nhưng cách chúng ta ăn pho mát làm cho nó trở nên có hại. Chúng ta đổ nó vào khoai tây chiên, rưới lên pizza và bánh quy giòn, bánh mì giống như là ngày mai sẽ không có vậy.
Pho mát là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, trung bình có 100 calo mỗi ounce (28,35 gam). Ăn quá nhiều pho mát trong một ngày hoặc ăn kẹp nó với các thực phẩm giàu calo khác đồng nghĩa với việc bạn đang tiến gần hơn đến sự tăng cân chứ không phải là giảm cân. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kì, một người Mỹ trung bình ăn 30 pound (0.45kg) pho mát mỗi năm, gấp 3 lần so với lượng mà họ tiêu thụ 40 năm trước.
Nó cũng có hàm lượng chất béo cao với khoảng từ 6 đến 9 gam mỗi ounce. Và pho mát chủ yếu là làm từ các chất béo no, “chất béo có hại” chúng ta quá sợ hãi do tác động xấu của nó đến tim. Ngoài ra, pho mát thường chứa nhiều natri dẫn đến chứng huyết áp cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim huyết áp cao.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia (The National Cancer Instistute), pho mát và các sản phẩm bơ sữa có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.Nutrition and Cancer đã miêu tả một nghiên cứu với một kết luận tương tự, liên kết pho mát với tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư bạch huyết cao hơn. Chắc chắn họ đã xem xét rằng ngày nay, nhiều loại pho mát sẵn có trên thị trường trải qua quá trình chế biến phức tạp và chứa nhiều các chất phụ gia có hại chắc chắn sẽ gây ra những căn bệnh ung thư này.
Các đồ ăn nhẹ mặn
Potato chips không phải là đồ ăn nhẹ mặn duy nhất mà chúng ta thường xuyên thèm ăn. Có những loại bánh quy giòn mặn, các loại hạt mặn, đồ chiên mặn và nhiều hơn nữa. Một vài trong số những đồ ăn nhẹ này thật sự rất tốt cho sức khỏe nếu ăn ở mức vừa phải. Ăn nhiều hơn lượng cần thiết sẽ làm cho hàm lượng natri tăng vọt.
Con người cần muối để điều chỉnh quá trình tuần hoàn máu. Hấp thụ với số lượng lớn hơn lượng mà chúng ta cần sẽ khiến cho sự lưu thông bị biến đổi. Kết quả là, huyết áp tăng lên theo mỗi món đồ ăn nhẹ mặn.
Năm 2011, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition đã phát hiện ra rằng ăn các đồ ăn chứa nhiều muối ngăn chặn các mạch máu không giãn nở ngay cả ở những người có huyết áp bình thường. Điều đó cho thấy rằng bạn không cần phải có chứng huyết áp cao mới chịu những tác động tiêu cực của việc hấp thụ quá nhiều hàm lượng natri. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tình trạng tăng huyết áp xảy ra trong 30 phút sau khi ăn một loại đồ ăn nhẹ mặn và không giảm bớt sau 2 giờ. Thường xuyên ăn những loại đồ ăn nhẹ này chắc chắn sẽ khiến bạn bị chứng huyết áp cao và có thể bị đột quỵ.
Hấp thụ hàm lượng muối cao cũng có thể dẫn đến tăng cân. Mặc dù nó không có giá trị về calo và không làm bạn tăng cân do chất béo nhưng một số chất còn lại trong nó có thể làm lật úp bàn cân – sự tích tụ nước. Hãy nhớ rằng muối tác động đến sự lưu thông trong cơ thể bạn. Một cách mà nó thật sự thực hiện điều này đó là giữ nhiều nước hơn trong máu, sau đó chuyển lên da khiến cho bạn có bề ngoài sưng phù lên. Nó càng phù lên càng nhiều thì chỉ tốt khi đó là trên một chiếc kẹo bông chứ không phải là con người nữa.
Mặc dù sự giữ nước dường như vô hại nhưng nó rất nguy hiểm và góp phần làm tăng huyết áp, từ đó tăng khả năng phát sinh cơn đau tim và đột quỵ.
Thịt lợn
Thịt ba rọi, sườn lợn, giăm bông và xương sườn đủ dể khiến bạn bị hôn mê vì thực phẩm. Thịt lợn có vị ngon bất ngờ đến nỗi chúng ta tìm ra hàng nghìn cách để chế biến nó! Chúng ta nướng, chiên, quay và thậm chí thỉnh thoảng còn ăn tái. Chúng ta càng yêu thích thịt lợn càng nhiều, nó lại không tốt cho sức khỏe nếu ăn thường xuyên.
Cơ thể tiêu hóa thức ăn với những tỉ lệ khác nhau. Hoa quả và rau củ được tiêu hóa nhanh hơn. Các loại thịt đỏ như thịt lợn và các loại thịt chế biến sẵn nói chung, phải Bởi vì những loại thịt này lưu lại trong đường tiêu hóa lâu hơn nên cơ thể cần nhiều thời gian hơn để hấp thụ protein và chất béo từ chúng rồi chuyển đổi chúng thành chất béo được lưu trữ. Bởi vậy, một chế độ ăn nhiều thịt lợn làm tăng khả năng tăng cân.
Ăn quá nhiều lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Điều này có lẽ là do một chế độ ăn nhiều thịt dẫn tới đi ngoài ít. Bằng chứng cho thấy những người ăn càng nhiều thịt thì khả năng họ bị ung thư ruột càng cao.
Một cuộc khảo sát về chế độ ăn uống ở Vương quốc Anh cho biết rằng cứ 10 phụ nữ thì có một người và cứ 10 đàn ông thì có 4 người ăn nhiều hơn 90 gam thịt đỏ và thịt chế biến sẵn mỗi ngày. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên ăn quá 70 gam thịt đỏ đã nấu chín mỗi ngày nhằm giảm nguy cơ bị ung thư ruột. Ngoài thịt lợn ra, bạn cũng phải thận trọng với các loại thịt đỏ khác như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt bê và thịt nai bởi vì chúng cũng mang lại những rủi ro tương tự.
Mì
Chúng ta phải yêu thích nước Ý vì món ăn nổi tiếng khắp thế giới này. Mì và pizza. Nhưng mì có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Ăn chúng liên tục và lâu dài trong nhiều năm sẽ khiến bạn tăng cân một vài cân.
Mì là một món ăn giàu cacbohydrat với chỉ số đường huyết cao. Điều này có nghĩa là ngay khi nó được tiêu hóa, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Một chế độ ăn lành mạnh tạo nên từ việc ăn một nửa cốc mì đã nấu chín trong một ngày. Nếu nhiều hơn lượng đó sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép. Bổ sung thêm pho mát và thịt được chế biến bằng dầu ăn chỉ làm tăng hàm lượng calo của bất kì món mì nào và làm cho nó chứa nhiều các chất béo có hại.
Chỉ riêng cacbonhydrat có trong mì có thể gây ra tăng cân và béo phì. Cả hai đều là những yếu tố gây ra bệnh tim. Hơn 47.000 đàn ông và phụ nữ Ý được điều tra về hàm lượng cacbohydrat hấp thụ của họ và sự tác động của nó đến lượng đường huyết của họ. Người ta phát hiện ra rằng một phần tư phụ nữ hấp thụ nhiều cacbohydrat nhất có khả năng mắc bệnh tim gấp 2 lần so với những người hấp thụ hàm lượng ít nhất. Điều đáng chú ý đó là nguy cơ mắc bệnh tim chỉ có trong các thực phẩm mà có lượng cacbohydrat đường huyết cao như mì chứ không tồn tại trong các cacbonhyrat có lượng đường huyết thấp. Mì cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường nếu cơ thể không thể sản sinh đủ insulin để chuyển hóa các loại đường trong máu.
Bánh mì và gạo cũng là những thức ăn có hàm lượng cacbohydrat cao với chỉ sổ đường huyết cao. Vì vậy, ngay cả khi bạn sử dụng chúng để thay thế cho mì thì việc tiêu thụ chúng cũng phải ở mức giới hạn. Chỉ một lát bánh mì hoặc nửa cốc gạo nấu chín là đủ cho sự hấp thụ hàng ngày.
Cà phê
Không còn thứ gì khác để khởi đầu một ngày của bạn, phải không? Cà phê là một trong những đồ uống ưa thích cho bữa sáng của chúng ta. Đối với một số người, không có gì hơn ngoài một cốc caffein nóng để tái khởi động buổi sáng của mình. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Cà phê có thể mang lại một số lợi ích về sức khỏe. Khi được pha chế từ loại cà phê xay chất lượng cao, nó là một nguồn phong phú các chất chống oxi hóa thúc đẩy quá trình giảm cân và ngăn ngừa sự lão hóa. Cà phê xay tươi, hữu cơ với chất lượng cao được cho là có thể tăng cường sự tỉnh táo. Những người nghiện loại cà phê này sẽ giảm bớt được tỉ lệ mắc các bệnh như Parkinson’s.
Điều đó nói lên rằng tiêu thụ cà phê trong thời gian dài cũng có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, hàm lượng cholesterol tăng và bệnh tim. Nhiều người uống cà phê uống hơn một vài cốc nhỏ trong một ngày, điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Và dù sao đi nữa hầu hết chúng ta đều uống cà phê hòa tan, loại này chứa nhiều calo và đường.
Một trong những sự nguy hiểm liên quan đến cà phê đó là nó chứa acrylamit, một thành phần có khả năng gây ung thư được hình thành từ hạt cà phê được rang ở nhiệt độ cao. Cà phê càng rang tối màu thì hàm lượng acrylamit càng cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê là một trong những nguồn chính của các phụ phẩm nguy hiểm trong quá trình chế biến hạt cà phê.
Uống cà phê nhiều hơn một lần mỗi ngày cũng có thể làm cho mức độ stress cao hơn. Caffein có trong cà phê thúc đẩy sự sản sinh cortisol, epinephrine và norepinephrine – các hoocmon gây stress chỉ nên được sản sinh khi bộc lộ các phản ứng “chiến đấu hoặc trốn chạy”. Bởi vì những hoocmon này gần như luôn luôn có trong cơ thể của những người uống cà phê thường xuyên, họ thường bồn chồn lo sợ và khó cảm thấy thư giãn. Caffein cũng tác động đến quá trình trao đổi chất của axit Gamma-aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh tác động đến tâm trạng và khả năng chịu đựng căng thẳng của chúng ta.
Sự căng thẳng do uống nhiều cà phê gây ra rất có hại và nguy hiểm. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hen suyễn và các bệnh khác có thể trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng căng thẳng. Tâm trạng thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đồng thời làm tăng mức độ stress.
Đồ chiên
Thịt chiên, chips hoặc bất cứ đồ chiên gì đều là đồ ăn có thể dẫn đến chết người mà bạn ăn mỗi ngày. Thứ làm cho quá trình chiên thực phẩm trở nên có hại đó là do nó bổ sung thêm toàn bộ lượng chất béo và calo. Điều này đặc biệt đúng với các loại đồ ăn tẩm bột rán ngập trong dầu ăn.
Đồ chiên thường được phục vụ trong các nhà hàng, quầy đồ ăn nhanh hay ngay cả tại nhà. Chúng có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo no và có thể chứa quá nhiều calo trong những phần ăn lớn. Đồ chiên gây ra tăng cân, béo phì, và hàm lượng cholesterol cao ở nhiều người. Liên tục bổ sung chúng trong chế độ ăn uống của bạn sẽ khiến bạn có các mảng bám trong động mạch, từ đó dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Đồ chiên cũng làm tăng hàm lượng cholesterol, khiến cho một người có khả năng mắc bệnh tim cao hơn.
Năm 2013, một nghiên cứu được công bố trên Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases đã chỉ ra rằng ăn đồ chiên hơn 4 lần một tuần làm tăng nguy cơ béo phì so với việc chỉ ăn 2 lần hoặc ít hơn một tuần. Một báo cáo từ CBS News được công bố vào năm 2013 nói rằng ẩm thực miền Nam thường kết hợp đồ chiên, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên tới 41%. Chỉ cần ăn 6 bữa đồ chiên rán một tuần là đủ để mắc phải rủi ro này.
Khả năng mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên khi tiêu thụ đồ chiên rán. Một nghiên cứu năm 2011 xuất hiện trên Diabetes Care đã chỉ ra rằng ăn đồ chiên rán thường xuyên cũng có làm cho nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Một nghiên cứu mới đây hơn vào năm 2013 cho rằng những phụ nữ ăn đồ chiên nông mỗi ngày có khả năng mắc phải bệnh tiểu đường cao hơn so với những người ăn không thường xuyên.
Trước khi tiếp cận đồ chiên rán, bạn cũng phải nghĩ đến việc nó có liên quan đến ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Prostate vào năm 2013 đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn chúng một lần một tuần đã khiến cho nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cao hơn.
Nguồn Ngoi sao online