Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Tập Cơ Bụng
“Tại sao thường xuyên tập cơ bụng nhưng mãi chẳng làm xuất hiện cơ bụng 6 múi?” Vậy hãy tự hỏi rằng bạn đã tập luyện đúng cách chưa.
Ngày nay nhiều bạn dễ dàng tập luyện cơ bụng 6 múi, 8 múi, cơ bụng số 11,…tại nhà nhờ những bài tập cơ bụng mẫu trên mạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phương pháp tập luyện đúng cách. Nhiều sai lầm khiến người tập luyện không những không mang lại kết quả tốt mà ngược lại còn khiến cơ thể có những thay đổi tiêu cực.
1. Phân loại cơ bụng
Cơ bụng con người được phân thành nhiều nhóm cơ khác nhau. Việc tập cơ bụng cũng dựa vào những nhóm cơ này để chọn những bài tập tương ứng.
1.1. Cơ bụng trước (Rectus abdominis)
Rectus abdominis là nhóm cơ bụng ở phía trước và chính là vị trí mà mọi người vẫn quen gọi là “6 múi”. Vị trí chính xác của chúng nằm ở giữa các xương sườn và xương mu. Nhóm cơ này thường sẽ được ẩn đi, chỉ khi người tập luyện kết hợp được những bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn thì nhóm cơ này mới hiện rõ.
1.2. Cơ bụng hai bên (External obliques)
External obliques là nhóm cơ có vị trí xung quanh cơ bụng phía trước. Chúng có nhiệm vụ rất quan trọng là giúp cơ thể cân bằng khi xoay. Nếu cơ thể bạn xoay sang trái, cơ ở phía đối diện bên phải sẽ kéo căng để giúp cơ thể ổn định và ngược lại khi bạn xoay sang phải, cơ phía đối diện bên trái sẽ làm nhiệm vụ kéo căn ổn định.
1.3. Cơ bụng phía dưới (Internal obliques)
Nhóm cơ Internal obliques có vị trí sát bên cơ 2 bên. Nhóm cơ này giữ nhiệm vụ xoay cơ thể. Khi bạn xoay, cơ phía dưới sẽ co lại giúp cơ thể được cân bằng. Đảm nhận nhiệm vụ tương tự như cơ 2 bên nhưng 2 nhóm cơ này khi thực hiện sẽ đối ngược nhau nhằm giữ ổn định cơ thể.
1.4. Cơ bụng phía sau (Transversus abdominis)
Transversus abdominis có thể nói là nhóm cơ có vị trí “bí ẩn” nhất trong cơ bụng. Chúng giữ nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là giữ ổn định toàn bộ khu vực ở giữa của cơ thể. Đồng thời còn giúp bảo vệ nội tạng, cũng như độ căng cứng của ổ bụng.
2. Những sai lầm khi tập cơ bụng cần tránh
2.1. Chỉ tập trung tập cơ bụng dưới
Thông thường nhiều người rất hay tập luyện cơ bụng dưới với động tác phổ biến là gập bụng. Đây không phải hẳn là sai lầm, tuy nhiên các nhóm cơ được cấu tạo thành một thể thống nhất với nhau. Nên bạn không nên chỉ tập trung tập luyện ở một vùng bụng dưới mà quên mất những vị trí khác. Hãy tập luân phiên nhiều bài tập cho từng nhóm cơ khác nhau để có thể mang lại kết quả tốt nhất. Một vòng bụng săn chắc ai lại chẳng muốn có đúng không nào!
2.2. Tập luyện cường độ cao liên tục
Tập luyện bất kỳ một bài tập nào cũng cần có sự điều độ, khoa học. Đừng nhầm lẫn rằng tập luyện liên tục nhiều giờ hay tập luyện cường độ càng cao hiệu quả càng nhanh. Điều này chỉ đúng khi bạn có thể trạng siêu tốt. Nếu không, chỉ nên tập luyện có kế hoạch, lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân. Thêm vào đó, hãy kết hợp thời gian tập luyện và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, không nên tập luyện quá sức sẽ làm cơ thể mỏi mệt, mất sức.
2.3. Ăn uống không khoa học
Những ai đã đang tập gym đều sẽ hiểu rằng chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phát triển của các nhóm cơ. Việc ăn uống thả ga, nuông chiều cơ thể bằng những loại thực phẩm giàu chất béo, nước ngọt có gaz,… sẽ phá hỏng cơ bụng săn chắc của bạn. Hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc,…
Hãy tránh mắc phải những sai lầm cơ bản trong việc tập cơ bụng trên đây để có thể có được vòng bụng săn chắc, thon gọn, hay quyến rũ với cơ bụng 6 múi, cơ bụng số 11,… Bên cạnh việc tập luyện với những bài tập bụng, bạn cũng có thể luân phiên biến đổi những bài tập thú vị hơn với xe đạp tập hay máy chạy bộ. Tập đoàn thể thao Elipsport là nơi kinh doanh những thiết bị này rất uy tín trên thị trường. Liên hệ ngay số điện thoại 1800 6854 để được tư vấn hoặc trực tiếp nhé.