Phương pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng vì vậy càng cần được chút trọng về chất và lượng. Cùng chuyên trang dinh duong cho ba bau tìm hiểu vấn đề này nhé
Sau khi sinh, mẹ rất lo lắng cho con mình khi thấy bé thấp còi, ốm yếu hơn các bạn đồng trang lứa. Sự thua kém này đến từ nguồn dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ yêu cầu phát triển của trẻ. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả là cần thiết nhất lúc này.
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ suy dinh dưỡng


Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Suy dinh dưỡng ở trẻ thường do sự kết hợp từ nhiều nguyên nhân:
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau:
Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi. Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Xem thêm: Cho con bú đúng cách
Tăng lượng protein: Với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

– Tăng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Khi chế biến phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

– Tăng bữa ăn: Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, ăn nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.